Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Bài thuốc nhị trần thang giúp điều trị mỡ máu đàm trệ

Rối loạn chuyển hóa lipid là tình trạng mất cân bằng giữa các thành phần lipoprotein trong máu. Theo y học cổ truyền, bệnh mỡ máu thuộc phạm vi chứng đàm trọc, phì bạng. Bệnh có liên quan mật thiết tới 3 tạng: Tỳ, Can, Thận. Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà y học cổ truyền biện chứng, phân chia bệnh rối loạn chuyển hóa lipid thành các thể lâm sàng:

- Thể đàm trệ.

- Thể thấp nhiệt.

- Thể khí trệ huyết ứ.

- Thể thận dương hư.

Thể đàm trệ là một thể bệnh thường gặp trên lâm sàng với các triệu chứng chính:

- Thể trạng béo bệu.

- Chân tay nặng nề, cảm giác rã rời, vô lực.

- Tức ngực, bụng chướng.

- Miệng dính nhớt, khó nuốt.

- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

- Rêu lưỡi trắng dính, 2 bên có dấu răng in.

- Mạch huyền hoạt.

Bệnh xuất hiện thường do các nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh như sau:

- Do bệnh nhân vốn là người có thể tạng Tỳ hư đàm thấp.

- Hoặc do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ ăn cao lương, đồ béo ngọt, uống nhiều rượu … dẫn đến tổn thương công năng tạng Tỳ.

uong nhieu ruou bia, gan nhiem mo
Uống nhiều rượu bia dễ làm tổn thương công năng tạng Tỳ

Tỳ hư dẫn đến công năng vận hóa của tỳ bị giảm sút làm cho thủy dịch ứ lại hóa đàm, đàm tràn vào huyết dịch mà gây bệnh.

- Tỳ giúp tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Những người mỡ máu thường có thể trạng béo phì nên Tỳ hư sinh cảm giác chân tay mệt mỏi rã rời, cảm giác nặng nề vô lực.

- Tỳ hư không vận hóa được đồ ăn nên có cảm giác bụng đầy chướng, ăn không ngon miệng. Thấp trọc tràn lên mà sinh cảm giác miệng dính nhớt, khó nuốt, lợm giọng buồn nôn.

Phương pháp điều trị:

1: Mục tiêu: Táo thấp hóa đàm, lý khí giáng trọc.

2: Bài thuốc cổ phương: Nhị trần thang gia vị:

Bán hạ (08g);

Hậu phác (16g);

Trần bì (10g);

Sơn tra (12g);

Bạch linh (16g);

Cam thảo (06g)

Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần.

Trong đó:

Bán hạ có tác dụng trừ đàm, làm giảm cảm giác lợm giọng buồn nôn.

Trần bì có tác dụng trừ đàm. Phối ngũ cùng Bạch linh có tác dụng kiện tỳ lợi thấp.

trần bì, tran bi, hành khí 
Trần bì có tác dụng trừ đàm

Hậu phác có tác dụng hỗ trợ sơn tra trong việc tiêu đàm.

Sơn tra vị chua chát, tính bình, có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, làm tiêu các loại thịt và các loại thức ăn chứa nhiều protein làm giảm cảm giác đầy chướng bụng, miệng dính nhớt.

Cam thảo có tác dụng kiện tỳ, giảm độc tính của các vị thuốc nên có tác dụng điều hòa các vị thuốc.

 cam thảo, cam thao, mau nhiem mo, gan nhiem mo
Cam Thảo có công dụng kiện tỳ
Như vậy, các vị thuốc trong bài kết hợp với nhau có tác dụng nâng đỡ công năng tạng Tỳ. Chức năng của tạng Tỳ được nâng đỡ do đó đàm thấp được trừ, các triệu chứng bệnh dần thuyên giảm. Đàm thấp được loại bỏ, cơ thể sẽ giảm béo bệu, giảm nặng nề, khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh.

Bác sĩ YHCT - Vũ Thị Tươi

Giảm lượng mỡ trong máu bằng cách đi bộ

Đi bộ là một hoạt động giúp cải thiện tình trạng sức khỏe rất có ý nghĩa. Đi bộ bao gồm: Đi bộ chậm, đi bộ vừa phải và đi bộ nhanh. Đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao, đi bộ là hình thức vận động thích hợp nhất. Dưới đây là những điểm quan trọng mà các bệnh nhân bị mỡ máu cần chú ý khi đi bộ.

- Đi bộ thích hợp cho những người mắc bệnh mỡ máu cao loại trung bình và những người béo phì, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, đau dạ dày.

di bo tot cho nguoi mau nhiem mo, beo phi
Đi bộ tốt cho người máu nhiễm mỡ, béo phì

- Điểm quan trọng trong tập luyện: Mỗi lần đi bội nên kéo dài trong 30 phút; tốc độ đi bộ mỗi phút là 60 - 100 bước. Khi đi bộ, nhịp hô hấp phải ổn định, nhịp mạch đập mỗi phút không quá 170 nhịp.

- Các điểm cần chú ý: Do đi bộ là phương thức tập luyện ở tốc độ chậm, toàn thân phải thả lỏng, do đó cần lựa chọn nơi có không khí trong lành, đường bằng phẳng, có ánh sáng, có cây xanh là tốt nhất, tránh những hôm trời nhiều sương.

di bo voi toc do cham, toan than tha long
Đi bộ với tốc độ chậm, toàn thân thả lỏng

Những người tuổi già sức yếu nên có người đi cùng.

Những người mắc bệnh mỡ máu cao đi kèm với chức năng tim, phổi kém và cao huyết áp không nên đi bộ ở ngoài.

huyet ap cao khong nen di bo
Những người có bệnh về huyết áp nên hạn chế đi bộ thường xuyên

Liệu pháp đi bộ trị bệnh:

- Liệu pháp đi bộ thích hợp cho những người mỡ máu cao ở thể nhẹ và thể trung. Đối với những người mỡ máu cao đi kèm với bệnh béo phì thể nhẹ cũng có thể áp dụng.

- Điểm quan trọng trong lúc tập luyện là chú ý ngực ưỡn, ngẩng đầu, bước dài hoặc đi bộ nhanh, 2 tay vung vừa phải. Đi bộ có thể bắt đầu từ 400m, dần dần tăng lên 800m, tăng tiếp đến 1000m. Tốc độ đi bộ thường là 1 phút phải đạt 80 đến 100m. Sau khi đã hoàn thành lộ trình tăng khoảng cách có thể lựa chọn đoạn đường dốc vừa phải.

Mỗi đoạn đường đi bộ có thể nghỉ 3 đến 5 phút.

nen nghi ngoi khi di bo
Nên nghỉ ngơi ít phút sau mỗi đoạn đường đi bộ

Trong 1 ngày vận động đi bộ có thể tiến hành ở bắt cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu.

Tuy nhiên khoảng cách, tốc độ đi bộ và lựa chọn độ dốc đường phải dựa vào thể lực và tình trạng bệnh của bản thân, không thể tăng tốc quá nhanh.

Những người bệnh tình nặng, lúc đầu khoảng cách và tốc độ đi bộ có thể ngắn và thấp hơn, có thể bắt đầu từ 200m, tốc độ có thể tăng dần dần mỗi phút 80m.

Đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao kèm theo chức năng tim, phổi kém, cao huyết áp không nên tiến hành liệu pháp đi bộ.

Nếu trong quá trình vận động xuất hiện tình trạng mệt mỏi quá mức hoặc bệnh tình tiến triển nặng thêm, nên lập tức dừng vận động.

Phương Thúy

Trà xanh giúp giảm mỡ máu

Ở những quốc gia phát triển như Nhật, Pháp, phụ nữ trẻ, người bị bệnh béo phì thường dùng trà xanh để giảm béo và làm đẹp. Thực nghiệm cho thấy, người béo uống 3 tách trà mỗi ngày, sau một tháng có thể giảm bớt được lượng mỡ máu và giảm cân hiệu quả.
Tính năng của lá trà là hơi lạnh, có vị ngọt đắng, không độc hại, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tan đờm, tiêu hóa thức ăn. Khi thời tiết nóng nực uống trà có thể giải khát, làm ấm bụng, tốt cho  dạ dày.

Ngoài ra, trong lá trà xanh có chứa nhiều sắc tố, có tác dụng kháng bệnh   xơ cứng động mạch và có thể làm giảm thấp tỷ lệ kết dính ở máu, các sắc tố có chứa trong lá trà xanh có tác dụng rõ rệt với phòng chống xơ cứng động mạch, hương thơm trong lá trà xanh có thể hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ tích tụ lâu ngày trong cơ thể, giúp  tiêu hóa, thúc đẩy khả năng hấp thu.

tra xanh giup giam mo mau
Uống trà xanh không chỉ giúp giải khát mà còn giảm bớt được lượng mỡ máu tích tụ trong cơ thể

Tiến sĩ Lindsay Brown - chuyên gia dược phẩm thuộc trường Đại học Queensland, Úc đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của trà xanh và kết quả cho thấy trà xanh giúp hạn chế cảm giác thèm ăn, đẩy nhanh quá trình đốt cháy  mỡ thừa, giảm lượng cholesterol trong máu và thậm chí giảm được nguy cơ ung thư. Chính vì vậy, người trung niên thường xuyên uống nước trà xanh, đặc biệt là trà loãng có tác dụng bảo vệ sức khỏe rất tốt, vừa phòng được bệnh  mỡ máu cao vừa phòng bệnh về đường huyết quản, chống ung thư.

Các thành phần vitamin trong trà xanh cũng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe như vitamin C giúp làm tăng sức đề kháng, vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi carbon hydrat, vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, chống lại hiện tượng lão hóa. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chất flavonoid có trong trà xanh còn có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch. Thành phần polysaccharides làm giảm    đường máu, hàm hượng fluoride cao trong trà còn có tác dụng chống sâu răng.

la che xanh giup giam mo mau
Thành phần vitamin trong chè xanh rất tốt cho sức khỏe

Sử dụng lá trà xanh để phòng chống bệnh   mỡ máu cao có thể đem lại những hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm những điểm sau:

-  Không uống trà xanh vào lúc đói vì chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tỳ, vị.

- Không uống trà khi quá nóng vì sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày dẫn đến   đau loét dạ dày.

- Trong trà xanh có chứa hàm lượng cafein khá cao do đó khi uống vào gây kích thích thần kinh làm cho thần kinh hưng phấn, gây mất ngủ vì thế bạn không nên uống trà trước khi đi ngủ mà nên uống trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 tiếng.

Phương Thúy

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Hậu quả của bệnh mỡ máu

Xã hội ngày càng phát triển cũng đồng nghĩa với đời sống vật chất của con người ngày càng cao. Chính vì thế mà các bệnh chuyển hóa ngày càng tăng nhanh, trong đó có bệnh mỡ máu.

Hầu hết những người bị mỡ máu đều khỏe mạnh, chính vì vậy nhiều người không lường trước hậu quả của bệnh.

Mỡ máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân. Mỡ máu, đặc biệt là tăng LDL - C (Low Density Lipoprotein Cholesterol) là nguyên nhân chính gây vữa xơ động mạch. Khi thành mạch bị vữa xơ, đặc biệt là lớp áo trong dày lên làm hẹp lòng mạch, đồng thời thành mạch trở nên thô ráp làm cho tiểu cầu dễ bám vào. Nếu có thêm hồng cầu và sợi tơ huyết bám vào, cấu trúc sẽ bền chắc hơn và lớn dần lên. Khi cục tắc gây nghẽn trên 75% lòng động mạch hoặc khi cục tắc nghẽn hay mảng vữa xơ bong ra và trôi theo dòng máu, gây tắc mạch sẽ gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi.

Mỡ máu cao làm tăng đông máu vì photpholipid trong beta lipoprotein có tác dụng tương tự thromboplastin tổ chức.

Nếu mỡ được máu dẫn tới cơ quan, tổ chức không được tiêu thụ, ứ lại ở tế bào, sẽ phát sinh nhiễm mỡ, mỡ bọc quanh các phủ tạng (tim, gan…) làm suy yếu các cơ quan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ tuy lành tính nhưng có thể dẫn đến xơ gan.

Tăng cholesterol máu kéo dài có thể gây ra bệnh nhiễm sắc vàng: ứ đọng cholesterol và cholesterol este ở tổ chức (da, gân,vv... ) gây tăng sinh tế bào liên kết, ở người già có thể gây đục giác mạc do bệnh nhiễm sắc vàng.

Bệnh mỡ máu gây những hậu quả nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phát hiện mỡ máu?

Thường người bị mỡ máu cao không có triệu chứng gì đặc biệt. Người bệnh chỉ tình cờ phát hiện ra khi khám sức khỏe định kỳ.

Một số trường hợp đặc biệt có thể phát hiện được bệnh nhờ một số dấu hiệu của lắng đọng cholesterol ở dưới da. Da có những nốt phồng nhỏ to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa, mọc nhiều trên da mi mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, da, lương, ngực….
                              
Lắng đọng cholesterol ở giác mạc (mắt cá)

Lắng đọng cholesterol ở dưới da

Khi bệnh phát triển nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp…, béo phì.

Do đó, để phát hiện bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt đối với những người trên 45 tuổi, người có nguy cơ tim mạch, người thừa cân béo phì, người có chế độ sống ít vận động…

Nguyễn Tuyết

Công dụng của lá sen giúp hạ mỡ máu

Từ lâu hình ảnh hoa sen đã trở thành một biểu tượng thanh cao trong thơ ca, văn học, vươn lên từ bùn đất nhưng vẫn giữ được nét đẹp thanh khiết “chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hình ảnh đó được ví như biểu tượng của con người Việt Nam và đã trở thành Quốc hoa của dân tộc ta. Tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ biết đến vẻ đẹp của hoa sen mà không chú ý tới tác dụng chữa bệnh của hầu hết các bộ phận trên cây sen như: củ sen, ngó sen, hạt sen, tâm sen, gương sen, đặc biệt là lá sen.

 “Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Từ lâu hình ảnh hoa sen đã trở thành một biểu tượng thanh cao trong thơ ca, văn học, vươn lên từ bùn đất nhưng vẫn giữ được nét đẹp thanh khiết “chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hình ảnh đó được ví như biểu tượng của con người Việt Nam và đã trở thành Quốc hoa của dân tộc ta. Tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ biết đến vẻ đẹp của hoa sen mà không chú ý tới tác dụng chữa bệnh của hầu hết các bộ phận trên cây sen như: củ sen, ngó sen, hạt sen, tâm sen, gương sen, đặc biệt là lá sen.

Lá sen hay còn gọi là Hà diệp, Liên diệp từ lâu đã được ông cha ta sử dụng trong các bài thuốc có tác dụng giải thử, tiêu độc, cầm máu,... đây là kinh nghiệm dân gian từ bao đời truyền lại. Ngày nay cùng với sự phát triển của kỹ thuật y học lá sen đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó chủ yếu là tác dụng hạ mỡ máu.

Việc sử dụng lá sen ở các dạng khác nhau sẽ đem lại tác dụng chữa bệnh khác nhau như: Lá sen tươi có tác dụng thanh nhiệt giải thử, hay kết hợp với các vị thuốc khác như: Tây qua (dưa hấu), Bạch biển đậu ( hạt đỗ ván trắng) tạo thành bài thuốc có tác dụng chữa say nắng, cảm nắng có sốt cao mồ hôi ra nhiều thậm chí trúng thử đột nhiên ngất, hôn mê, vã mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy. Lá sen khô có tác dụng an thần, điều hòa nhịp tim, hạ huyết áp, điều chỉnh đường huyết, giảm mỡ máu. Tốt nhất nên dùng lá sen bánh tẻ sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Sở dĩ lá sen có tác dụng giảm mỡ máu điều hòa huyết áp, tim mạch, đường huyết là vì trong lá sen có nhiều thành phần hoạt chất của nhóm alkanoid như nuciferin có tác dụng giảm mỡ máu và flavonoid như quercertin, hyperin là những chất có hoạt tính sinh học cao.

Tác dụng chủ yếu của các hoạt chất Flavonoid có trong lá sen:

- Bắt giữ gốc tự do hydroxyl.

- Bắt giữ lipide peroxide.

- Làm chậm trễ đáng kể sự khởi đầu của quá trình peroxide lipide.

- Ngăn chặn sự peroxide hóa lipide.

- Ức chế sự sản sinh ra gốc tự do.

- Hoạt động chống oxy hóa rất mạnh, do đó có thể bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương.

Tất cả các yếu tố trên đều có tác dụng bảo vệ tế bào, chống oxy hóa ngăn ngừa các nguy cơ xơ vữa thành mạch, giảm mỡ máu, điều hòa tim mạch, giảm tai biến mạch, bảo vệ tế bào gan,...

Bác sĩ Vũ Thị Tươi

Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân mỡ máu

Mỡ máu là một trong những yếu tố nguy cơ chính làm tăng tỷ lệ đột quỵ và tử vong trong thế kỉ 21. Chế độ ăn uống, thay đổi lối sống là biện pháp cơ bản trong điều trị bệnh mỡ máu.
Chế độ ăn:

- Ăn nhiều rau quả và trái cây loại ít ngọt, nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước (2l/ ngày).

- Tránh các thức ăn có chứa chất béo và cholesterol như thịt mỡ, phủ tạng động vật (tim, gan, lòng, óc…), da của các loại gia cầm, trứng, đồ chiên rán, dầu cọ, sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là bơ, phomát.

- Tránh các thức ăn chế biến sẵn như mì tôm, xúc xích, bánh hamburger, bánh có nhân thịt băm, thịt rán, bim bim…

- Nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu...), thay thế thịt bằng cá, đạm thực vật như đậu tương…  Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.

- Nên ăn nhiều thức ăn có chứa acid béo omega - 3 như cá thu, cá hồi, cá tra, cá ba sa, dầu cá…  rất tốt cho việc phòng ngừa huyết khối, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

-  Giảm ăn đường tinh luyện như bánh kẹo, đường, các loại nước ngọt đóng chai…, hạn chế ăn tinh bột như gạo, khoai, sắn với lượng tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày chiếm 55 - 60%.

- Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kèm theo, đặc biệt đối với người lớn tuổi cần một chế độ ăn giảm muối.

- Hạn chế bia, rượu. Lượng rượu hàng ngày nên ít hơn 30 ml ethanol (ít hơn 720 ml bia, 300ml rượu vang và 60ml rượu Whisky). Uống rượu với lượng vừa phải (đặc biệt là rượu vang đỏ) có tác dụng bảo vệ tim do làm tăng lượng HDL - C và tác dụng chống oxy hóa.

- Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân quan trọng trong quá trình gây vữa xơ động mạch.

- Đối với những người béo phì cần có chế độ ăn giảm cân, giảm dần lượng calo hàng ngày, thường hạn chế ở mức 500calo/ ngày.

- Đối với những bị rối loạn chuyển hóa lipid máu do suy dinh dưỡng, ăn kiêng quá mức phải bổ sung protein với chế độ ăn thích hợp.

Chế độ ăn này nên duy trì lâu dài, cho dù hiện tại bạn có dùng thuốc hay không dùng thuốc.

* Chế độ luyện tập:

Việc tập luyện cần phải duy trì lâu dài do đó nên chọn các môn thể dục thể thao phù hợp với sở thích và điều kiện cá nhân như đi bộ, cầu lông… Thời gian tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày / 1 tuần. Tập thể dục không những làm giảm LDL - C (xấu), làm tăng HDL - C (tốt) mà còn góp phần giảm cân nặng, giảm huyết áp, giảm nguy cơ bị bệnh mạch vành.

* Điều trị các bệnh lý gây ra bệnh mỡ máu

Sau khi đã thực hiện biện pháp ăn kiêng, luyện tập mà các thành phần mỡ máu của bạn vẫn không giảm đến mức độ cần thiết, lúc đó bạn cần phải dùng thuốc.

Bác sĩ Ninh Giang

5 thực phẩm tuyệt vời giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu

Tăng huyết áp hay huyết áp cao là một căn bệnh khá phổ biến gặp ở người lớn tuổi. Huyết áp cao có thể gây tổn thương cho động mạch, dẫn đến đột quỵ và các bệnh về tim mạch.
Chúng ta biết rằng huyết áp có thể giảm bằng cách tránh các thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol. Đồng thời nên ăn nhiều trái cây tươi, rau quả, và các sản phẩm không có chất béo hoặc ít chất béo để giúp hạ mỡ máu.
 
1. Bông cải xanh
 
- Giàu kali
 
- Chứa Chromium
 
Công dụng: Trong bông cải xanh có rất nhiều crom, chất xơ và kali là những loại khoáng chất cần thiết giúp giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp.
 
2. Cà chua
 
- Giàu kali
 
- Giàu canxi
 
- Chứa nhiều vitamin A, C, E
 
Công dụng: Cà chua rất giàu chất chống oxy hóa lycopene và nhiều chất quan trọng khác giúp làm giảm huyết áp. Cà chua cũng chứa rất nhiều kali. Chế độ ăn uống giàu kali đã được chứng minh là hạ huyết áp cao và giảm nguy cơ bệnh tim.
 
3. Tỏi
 
- Chống nhiễm trùng đường hô hấp
 
- Chống bệnh viêm khớp
 
- Bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh ung thư
 
Công dụng: Tỏi có công dụng làm loãng máu và là loại thực phẩm tốt để giúp chống lại bệnh cao huyết áp. Khi cắt nhỏ, tỏi cũng tạo ra allicin, một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm. Tỏi giúp chống lại nhiều bệnh như đột quỵ, bệnh tim và làm giảm cholesterol.
 
4. Chuối
 
- Giàu kali
 
- Giàu chất xơ
 
Công dụng: Chuối không chỉ có hương vị ngon mà còn giúp bạn giảm nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim. Chuối có hàm lượng kali và natri cao nhất. Vì vậy, ăn 1 - 2 quả chuối mỗi ngày giúp bạn hồi phục lại lượng đường trong máu rất tốt.
 
5. Rau bina (rau chân vịt)
 
- Giàu magie
 
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch
 
Công dụng: Một loại rau lá xanh, chứa ít calo, nhiều chất xơ, và tốt cho sức khỏe tim mạch bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, folate, và magiê – những thành phần quan trọng cho việc giảm và duy trì mức huyết áp ổn định. Món rau này sẽ trở nên rất dễ ăn và ngon tuyệt khi được trộn thành món salad hoặc ăn kèm với bánh mì.
 
 
Ngô Hằng (tổng hợp)