Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Giảm lượng mỡ trong máu bằng cách đi bộ

Đi bộ là một hoạt động giúp cải thiện tình trạng sức khỏe rất có ý nghĩa. Đi bộ bao gồm: Đi bộ chậm, đi bộ vừa phải và đi bộ nhanh. Đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao, đi bộ là hình thức vận động thích hợp nhất. Dưới đây là những điểm quan trọng mà các bệnh nhân bị mỡ máu cần chú ý khi đi bộ.

- Đi bộ thích hợp cho những người mắc bệnh mỡ máu cao loại trung bình và những người béo phì, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, đau dạ dày.

di bo tot cho nguoi mau nhiem mo, beo phi
Đi bộ tốt cho người máu nhiễm mỡ, béo phì

- Điểm quan trọng trong tập luyện: Mỗi lần đi bội nên kéo dài trong 30 phút; tốc độ đi bộ mỗi phút là 60 - 100 bước. Khi đi bộ, nhịp hô hấp phải ổn định, nhịp mạch đập mỗi phút không quá 170 nhịp.

- Các điểm cần chú ý: Do đi bộ là phương thức tập luyện ở tốc độ chậm, toàn thân phải thả lỏng, do đó cần lựa chọn nơi có không khí trong lành, đường bằng phẳng, có ánh sáng, có cây xanh là tốt nhất, tránh những hôm trời nhiều sương.

di bo voi toc do cham, toan than tha long
Đi bộ với tốc độ chậm, toàn thân thả lỏng

Những người tuổi già sức yếu nên có người đi cùng.

Những người mắc bệnh mỡ máu cao đi kèm với chức năng tim, phổi kém và cao huyết áp không nên đi bộ ở ngoài.

huyet ap cao khong nen di bo
Những người có bệnh về huyết áp nên hạn chế đi bộ thường xuyên

Liệu pháp đi bộ trị bệnh:

- Liệu pháp đi bộ thích hợp cho những người mỡ máu cao ở thể nhẹ và thể trung. Đối với những người mỡ máu cao đi kèm với bệnh béo phì thể nhẹ cũng có thể áp dụng.

- Điểm quan trọng trong lúc tập luyện là chú ý ngực ưỡn, ngẩng đầu, bước dài hoặc đi bộ nhanh, 2 tay vung vừa phải. Đi bộ có thể bắt đầu từ 400m, dần dần tăng lên 800m, tăng tiếp đến 1000m. Tốc độ đi bộ thường là 1 phút phải đạt 80 đến 100m. Sau khi đã hoàn thành lộ trình tăng khoảng cách có thể lựa chọn đoạn đường dốc vừa phải.

Mỗi đoạn đường đi bộ có thể nghỉ 3 đến 5 phút.

nen nghi ngoi khi di bo
Nên nghỉ ngơi ít phút sau mỗi đoạn đường đi bộ

Trong 1 ngày vận động đi bộ có thể tiến hành ở bắt cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu.

Tuy nhiên khoảng cách, tốc độ đi bộ và lựa chọn độ dốc đường phải dựa vào thể lực và tình trạng bệnh của bản thân, không thể tăng tốc quá nhanh.

Những người bệnh tình nặng, lúc đầu khoảng cách và tốc độ đi bộ có thể ngắn và thấp hơn, có thể bắt đầu từ 200m, tốc độ có thể tăng dần dần mỗi phút 80m.

Đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao kèm theo chức năng tim, phổi kém, cao huyết áp không nên tiến hành liệu pháp đi bộ.

Nếu trong quá trình vận động xuất hiện tình trạng mệt mỏi quá mức hoặc bệnh tình tiến triển nặng thêm, nên lập tức dừng vận động.

Phương Thúy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét