Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Bài thuốc nhị trần thang giúp điều trị mỡ máu đàm trệ

Rối loạn chuyển hóa lipid là tình trạng mất cân bằng giữa các thành phần lipoprotein trong máu. Theo y học cổ truyền, bệnh mỡ máu thuộc phạm vi chứng đàm trọc, phì bạng. Bệnh có liên quan mật thiết tới 3 tạng: Tỳ, Can, Thận. Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà y học cổ truyền biện chứng, phân chia bệnh rối loạn chuyển hóa lipid thành các thể lâm sàng:

- Thể đàm trệ.

- Thể thấp nhiệt.

- Thể khí trệ huyết ứ.

- Thể thận dương hư.

Thể đàm trệ là một thể bệnh thường gặp trên lâm sàng với các triệu chứng chính:

- Thể trạng béo bệu.

- Chân tay nặng nề, cảm giác rã rời, vô lực.

- Tức ngực, bụng chướng.

- Miệng dính nhớt, khó nuốt.

- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

- Rêu lưỡi trắng dính, 2 bên có dấu răng in.

- Mạch huyền hoạt.

Bệnh xuất hiện thường do các nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh như sau:

- Do bệnh nhân vốn là người có thể tạng Tỳ hư đàm thấp.

- Hoặc do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ ăn cao lương, đồ béo ngọt, uống nhiều rượu … dẫn đến tổn thương công năng tạng Tỳ.

uong nhieu ruou bia, gan nhiem mo
Uống nhiều rượu bia dễ làm tổn thương công năng tạng Tỳ

Tỳ hư dẫn đến công năng vận hóa của tỳ bị giảm sút làm cho thủy dịch ứ lại hóa đàm, đàm tràn vào huyết dịch mà gây bệnh.

- Tỳ giúp tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Những người mỡ máu thường có thể trạng béo phì nên Tỳ hư sinh cảm giác chân tay mệt mỏi rã rời, cảm giác nặng nề vô lực.

- Tỳ hư không vận hóa được đồ ăn nên có cảm giác bụng đầy chướng, ăn không ngon miệng. Thấp trọc tràn lên mà sinh cảm giác miệng dính nhớt, khó nuốt, lợm giọng buồn nôn.

Phương pháp điều trị:

1: Mục tiêu: Táo thấp hóa đàm, lý khí giáng trọc.

2: Bài thuốc cổ phương: Nhị trần thang gia vị:

Bán hạ (08g);

Hậu phác (16g);

Trần bì (10g);

Sơn tra (12g);

Bạch linh (16g);

Cam thảo (06g)

Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần.

Trong đó:

Bán hạ có tác dụng trừ đàm, làm giảm cảm giác lợm giọng buồn nôn.

Trần bì có tác dụng trừ đàm. Phối ngũ cùng Bạch linh có tác dụng kiện tỳ lợi thấp.

trần bì, tran bi, hành khí 
Trần bì có tác dụng trừ đàm

Hậu phác có tác dụng hỗ trợ sơn tra trong việc tiêu đàm.

Sơn tra vị chua chát, tính bình, có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, làm tiêu các loại thịt và các loại thức ăn chứa nhiều protein làm giảm cảm giác đầy chướng bụng, miệng dính nhớt.

Cam thảo có tác dụng kiện tỳ, giảm độc tính của các vị thuốc nên có tác dụng điều hòa các vị thuốc.

 cam thảo, cam thao, mau nhiem mo, gan nhiem mo
Cam Thảo có công dụng kiện tỳ
Như vậy, các vị thuốc trong bài kết hợp với nhau có tác dụng nâng đỡ công năng tạng Tỳ. Chức năng của tạng Tỳ được nâng đỡ do đó đàm thấp được trừ, các triệu chứng bệnh dần thuyên giảm. Đàm thấp được loại bỏ, cơ thể sẽ giảm béo bệu, giảm nặng nề, khí huyết lưu thông, cơ thể khỏe mạnh.

Bác sĩ YHCT - Vũ Thị Tươi

Giảm lượng mỡ trong máu bằng cách đi bộ

Đi bộ là một hoạt động giúp cải thiện tình trạng sức khỏe rất có ý nghĩa. Đi bộ bao gồm: Đi bộ chậm, đi bộ vừa phải và đi bộ nhanh. Đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao, đi bộ là hình thức vận động thích hợp nhất. Dưới đây là những điểm quan trọng mà các bệnh nhân bị mỡ máu cần chú ý khi đi bộ.

- Đi bộ thích hợp cho những người mắc bệnh mỡ máu cao loại trung bình và những người béo phì, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, đau dạ dày.

di bo tot cho nguoi mau nhiem mo, beo phi
Đi bộ tốt cho người máu nhiễm mỡ, béo phì

- Điểm quan trọng trong tập luyện: Mỗi lần đi bội nên kéo dài trong 30 phút; tốc độ đi bộ mỗi phút là 60 - 100 bước. Khi đi bộ, nhịp hô hấp phải ổn định, nhịp mạch đập mỗi phút không quá 170 nhịp.

- Các điểm cần chú ý: Do đi bộ là phương thức tập luyện ở tốc độ chậm, toàn thân phải thả lỏng, do đó cần lựa chọn nơi có không khí trong lành, đường bằng phẳng, có ánh sáng, có cây xanh là tốt nhất, tránh những hôm trời nhiều sương.

di bo voi toc do cham, toan than tha long
Đi bộ với tốc độ chậm, toàn thân thả lỏng

Những người tuổi già sức yếu nên có người đi cùng.

Những người mắc bệnh mỡ máu cao đi kèm với chức năng tim, phổi kém và cao huyết áp không nên đi bộ ở ngoài.

huyet ap cao khong nen di bo
Những người có bệnh về huyết áp nên hạn chế đi bộ thường xuyên

Liệu pháp đi bộ trị bệnh:

- Liệu pháp đi bộ thích hợp cho những người mỡ máu cao ở thể nhẹ và thể trung. Đối với những người mỡ máu cao đi kèm với bệnh béo phì thể nhẹ cũng có thể áp dụng.

- Điểm quan trọng trong lúc tập luyện là chú ý ngực ưỡn, ngẩng đầu, bước dài hoặc đi bộ nhanh, 2 tay vung vừa phải. Đi bộ có thể bắt đầu từ 400m, dần dần tăng lên 800m, tăng tiếp đến 1000m. Tốc độ đi bộ thường là 1 phút phải đạt 80 đến 100m. Sau khi đã hoàn thành lộ trình tăng khoảng cách có thể lựa chọn đoạn đường dốc vừa phải.

Mỗi đoạn đường đi bộ có thể nghỉ 3 đến 5 phút.

nen nghi ngoi khi di bo
Nên nghỉ ngơi ít phút sau mỗi đoạn đường đi bộ

Trong 1 ngày vận động đi bộ có thể tiến hành ở bắt cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu.

Tuy nhiên khoảng cách, tốc độ đi bộ và lựa chọn độ dốc đường phải dựa vào thể lực và tình trạng bệnh của bản thân, không thể tăng tốc quá nhanh.

Những người bệnh tình nặng, lúc đầu khoảng cách và tốc độ đi bộ có thể ngắn và thấp hơn, có thể bắt đầu từ 200m, tốc độ có thể tăng dần dần mỗi phút 80m.

Đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao kèm theo chức năng tim, phổi kém, cao huyết áp không nên tiến hành liệu pháp đi bộ.

Nếu trong quá trình vận động xuất hiện tình trạng mệt mỏi quá mức hoặc bệnh tình tiến triển nặng thêm, nên lập tức dừng vận động.

Phương Thúy

Trà xanh giúp giảm mỡ máu

Ở những quốc gia phát triển như Nhật, Pháp, phụ nữ trẻ, người bị bệnh béo phì thường dùng trà xanh để giảm béo và làm đẹp. Thực nghiệm cho thấy, người béo uống 3 tách trà mỗi ngày, sau một tháng có thể giảm bớt được lượng mỡ máu và giảm cân hiệu quả.
Tính năng của lá trà là hơi lạnh, có vị ngọt đắng, không độc hại, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tan đờm, tiêu hóa thức ăn. Khi thời tiết nóng nực uống trà có thể giải khát, làm ấm bụng, tốt cho  dạ dày.

Ngoài ra, trong lá trà xanh có chứa nhiều sắc tố, có tác dụng kháng bệnh   xơ cứng động mạch và có thể làm giảm thấp tỷ lệ kết dính ở máu, các sắc tố có chứa trong lá trà xanh có tác dụng rõ rệt với phòng chống xơ cứng động mạch, hương thơm trong lá trà xanh có thể hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ tích tụ lâu ngày trong cơ thể, giúp  tiêu hóa, thúc đẩy khả năng hấp thu.

tra xanh giup giam mo mau
Uống trà xanh không chỉ giúp giải khát mà còn giảm bớt được lượng mỡ máu tích tụ trong cơ thể

Tiến sĩ Lindsay Brown - chuyên gia dược phẩm thuộc trường Đại học Queensland, Úc đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của trà xanh và kết quả cho thấy trà xanh giúp hạn chế cảm giác thèm ăn, đẩy nhanh quá trình đốt cháy  mỡ thừa, giảm lượng cholesterol trong máu và thậm chí giảm được nguy cơ ung thư. Chính vì vậy, người trung niên thường xuyên uống nước trà xanh, đặc biệt là trà loãng có tác dụng bảo vệ sức khỏe rất tốt, vừa phòng được bệnh  mỡ máu cao vừa phòng bệnh về đường huyết quản, chống ung thư.

Các thành phần vitamin trong trà xanh cũng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe như vitamin C giúp làm tăng sức đề kháng, vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi carbon hydrat, vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, chống lại hiện tượng lão hóa. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chất flavonoid có trong trà xanh còn có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch. Thành phần polysaccharides làm giảm    đường máu, hàm hượng fluoride cao trong trà còn có tác dụng chống sâu răng.

la che xanh giup giam mo mau
Thành phần vitamin trong chè xanh rất tốt cho sức khỏe

Sử dụng lá trà xanh để phòng chống bệnh   mỡ máu cao có thể đem lại những hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm những điểm sau:

-  Không uống trà xanh vào lúc đói vì chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tỳ, vị.

- Không uống trà khi quá nóng vì sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày dẫn đến   đau loét dạ dày.

- Trong trà xanh có chứa hàm lượng cafein khá cao do đó khi uống vào gây kích thích thần kinh làm cho thần kinh hưng phấn, gây mất ngủ vì thế bạn không nên uống trà trước khi đi ngủ mà nên uống trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 tiếng.

Phương Thúy